𝐓𝐀̣𝐈 𝐒𝐀𝐎 𝐓𝐑𝐄̉ 𝐁𝐈̣ 𝐑𝐎̂́𝐈 𝐋𝐎𝐀̣𝐍 𝐓𝐈𝐄̂𝐔 𝐇𝐎́𝐀 𝐍𝐄̂𝐍 𝐁𝐎̂̉ 𝐒𝐔𝐍𝐆 𝐋𝐎̛̣𝐈 𝐊𝐇𝐔𝐀̂̉𝐍?

Một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, táo bón là do số lượng lợi khuẩn trong đường ruột suy giảm, dẫn đến loạn khuẩn đường ruột và không đủ enzym tiêu hóa thức ăn. Để cải thiện rối loạn tiêu hóa ở trẻ, các chuyên gia thường khuyến khích sử dụng men vi sinh để bổ sung lợi khuẩn. Tại sao lại như vậy?

Lợi khuẩn đường ruột là gì?

Theo đúng tên gọi của nó, lợi khuẩn đường ruột là những vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa. Khi được bổ sung với lượng thích hợp, lợi khuẩn sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe con người, cả ở đối tượng trẻ nhỏ.

Qua rất nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, bổ sung lợi khuẩn có hiệu quả nhất định trong việc điều trị chứng tiêu chảy do bị nhiễm khuẩn, rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, nó còn có tác dụng làm giảm các vấn đề sức khỏe khác như: Viêm ruột, táo bón, hội chứng ruột kích thích, nhiễm khuẩn dạ dày,…

Lợi khuẩn đường ruột là gì?

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ là tình trạng như thế nào?

Bệnh rối loạn tiêu hóa là hiện tượng cơ vòng trong hệ tiêu hóa bị co thắt bất thường gây nên tình trạng đau bụng và những thay đổi trong vấn đề tiêu hóa thức ăn. So với một số bệnh khác thì rối loạn tiêu hóa được xem là một căn bệnh rất phổ biến, có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng khác nhau và tái phát nhiều lần ở người bệnh. Tuy vậy, rối loạn tiêu hóa có thể không gây nguy hiểm đến tính mạng người mắc nhưng lại ảnh hưởng đến thể trạng cơ thể nói chung và những triệu chứng của bệnh cũng gây ra khá nhiều phiền toái trong cuộc sống hàng ngày.

Ở trẻ nhỏ, bệnh rối loạn tiêu hóa cũng là hiện tượng co thắt cơ vòng ở hệ tiêu hóa, nhưng khác với người lớn, khi căn bệnh rối loạn tiêu hóa xuất hiện ở trẻ sẽ gây những ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát triển của trẻ sau này. Bởi đây là giai đoạn cơ thể của trẻ cần một lượng dinh dưỡng ổn định để phát triển nhưng khi bị rối loạn tiêu hóa lượng dinh dưỡng đã bị thiếu hụt đáng kể. Vì vậy mà rối loạn tiêu hóa ở trẻ em thường dẫn đến hậu quả là trẻ bị suy dinh dưỡng, phát triển chậm cả về thể chất và trí não, hệ miễn dịch từ đó cũng bị suy giảm đáng kể. Sau này trẻ dễ mắc đi mắc lại căn bệnh này mỗi khi có các tác nhân từ môi trường tấn công hệ tiêu hóa.

Trẻ có thể bị suy dinh dưỡng do rối loạn tiêu hóa

Tại sao nên bổ sung lợi khuẩn cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa?

Theo các chuyên gia cho biết, nguyên nhân chính gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ là do số lượng lợi khuẩn trong đường ruột bị giảm, dẫn đến loạn khuẩn đường ruột. Để cải thiện tình trạng này, chúng ta nên bổ sung lợi khuẩn từ các loại men vi sinh để cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, giúp hệ tiêu hóa của trẻ khỏe mạnh.

Việc bổ sung lợi khuẩn giúp cho hàng rào chất nhầy trên thành ruột có thêm một “lớp bảo vệ”, tiết ra các men tiêu hóa thức ăn, biến đổi các thức ăn chưa tiêu hóa hết ở ruột non thành các acid amin, vitamin và chất dinh dưỡng khác cho cơ thể hấp thụ. Từ đó, làm giảm dần các triệu chứng sôi bụng, chướng bụng, đầy bụng, khó tiêu, đau bụng… ở trẻ nhỏ.

Không chỉ vậy, các lợi khuẩn còn có khả năng tiết ra các acid hữu cơ và chất diệt khuẩn, có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn có hại ở đường tiêu hóa. Nhờ đó lập lại sự cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giúp loại trừ và phòng ngừa rối loạn tiêu hóa ở trẻ một cách hiệu quả.

Phụ huynh có thể bổ sung lợi khuẩn cho con em mình qua 2 con đường chính là qua thực phẩm hàng ngày và qua sản phẩm uống bổ sung trực tiếp.

Các chuyên gia khuyên rằng nên tăng cường và củng cố hệ miễn dịch cho con bằng chế độ ăn cân bằng, đa dạng chất đạm, tăng cường các chất xơ hòa tan và bổ sung nhóm lợi khuẩn cho đường ruột. Các chất xơ hòa tan có thể tìm thấy trong rau củ quả như chuối, dâu tây, lê, tỏi tây, hành tím… Chế độ ăn cân bằng các rau củ quả hàng ngày được khuyến khích với trẻ nhỏ, tốt nhất bữa ăn của con nên có 2-3 loại rau và bổ sung 1-2 loại quả mỗi ngày.

Mong rằng với những thông tin trên, bạn đọc đã hiểu được thêm những tác dụng tuyệt vời của lợi khuẩn, đặc biệt là đối với những trẻ bị rối loạn tiêu hóa.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *