𝐆𝐈𝐀̉𝐈 Đ𝐀́𝐏: 𝐓𝐫𝐞̉ 𝐁𝐢̣ 𝐑𝐨̂́𝐢 𝐋𝐨𝐚̣𝐧 𝐓𝐢𝐞̂𝐮 𝐇𝐨́𝐚 𝐁𝐚𝐨 𝐋𝐚̂𝐮 𝐓𝐡𝐢̀ 𝐊𝐡𝐨̉𝐢?

 

Trẻ bị rối loạn tiêu hoá bao lâu thì khỏi là thắc mắc của rất nhiều mẹ. Rối loạn tiêu hoá là tình trạng thường gặp ở trẻ, đây là dấu hiệu giúp mẹ có thể nhận biết được tình trạng sức khỏe của bé. Vậy nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị cho trẻ trong hợp này như nào? Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây nhé!

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa bao lâu thì khỏi?

Phụ thuộc thể trạng cơ thể trẻ mà thời gian khỏi bệnh sẽ khác nhau

Để biết được trẻ bị rối loạn tiêu hóa bao lâu thì khỏi còn tùy thuộc vào cơ địa cũng như tình trạng của bé ở thời điểm đó. Trẻ em sẽ bị rối loạn tiêu hóa lâu hơn so với người lớn. Thông thường kéo dài trong khoảng thời gian từ 3 đến 7 ngày nhưng cũng có trường hợp đến 2 tuần mới khỏi.

Nếu bố mẹ điều trị rối loạn tiêu hóa cho con được đúng lúc, kịp thời thì bé sẽ khỏi hoàn toàn. Nhưng nếu như không phát hiện hoặc điều trị không dứt điểm thì tình trạng rối loạn tiêu hoá rất dễ tái phát và kéo dài hơn. Từ đó gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng cho con. Cụ thể:

  • Hệ miễn dịch và sức đề kháng của trẻ bị suy giảm khiến bé dễ mắc những bệnh nguy hiểm đường tiêu hóa.
  • Rối loạn tiêu hóa kéo dài làm cho khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của trẻ bị cản trở. Ẩnh hưởng đến sự phát triển cả về cân nặng và chiều cao.
  • Trẻ bị mất nước, mất cân bằng điện giải.

Trẻ bị rối loạn tiêu hoá do nguyên nhân nào gây ra? 

Rối loạn tiêu hoá ở trẻ là bệnh lý liên quan đến đường tiêu hoá, bao gồm nhiều loại bệnh khác nhau từ nhẹ đến nặng. Các rối loạn ở đường tiêu hoá sẽ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và sự phát triển của trẻ. Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị rối loạn tiêu hoá, thường gặp là:

Hệ tiêu hoá của trẻ chưa hoàn thiện

Hệ tiêu hóa của trẻ dưới 2 tuổi còn rất yếu

Trong những năm đầu đời, trẻ vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện cả về cấu trúc lẫn chức năng của các cơ quan trong hệ tiêu hoá, nhất là bé dưới 2 tuổi. Vì thế mà hệ tiêu hoá của trẻ rất dễ bị tấn công bởi virus, vi khuẩn, kí sinh trùng,… Chúng đều là các yếu tố độc hại từ môi trường gây rối loạn tiêu hoá.

Ở trẻ sơ sinh thường gặp tình trạng đau bụng (cơn colic). Bụng của trẻ có xu hướng to hơn, bé quấy khóc nhiều hơn (đỉnh điểm là 4 tháng sau sinh). Có một số giả thuyết cho rằng, trẻ có hiện tượng colic là do hệ tiêu hoá của chưa hoàn thiện hay hệ vi khuẩn tiêu hoá bị thay đổi.

Môi trường sống thiếu vệ sinh

Môi trường kém vệ sinh khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Việc bố mẹ cho con chơi đồ chơi, cầm các đồ vật bị nhiễm khuẩn hay tiếp xúc với vật nuôi trong nhà như chó, mèo mà không rửa tay thật kỹ sẽ tạo điều kiện lây nhiễm vi khuẩn sang bé. Đặc biệt, nhiều trẻ nhỏ rất thích mút tay. Điều này tạo cơ hội cho giun sán, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, dẫn tới rối loạn tiêu hoá.

Trẻ đang sử dụng kháng sinh 

Ngừng hoặc thay đổi thuốc nếu trẻ có dấu hiệu bệnh tiêu hóa

Đa số các trẻ khi bị bệnh thường được bố mẹ cho sử dụng thuốc kháng sinh. Việc sử dụng kháng sinh không chỉ diệt các vi khuẩn gây bệnh mà có thể vô tình triệt tiêu cả những lợi khuẩn trong đường ruột. Kết quả sẽ gây mất cân bằng lợi khuẩn trong đường ruột, dẫn đến rối loạn tiêu hoá ở trẻ.

Sức đề kháng kém

Sức đề kháng kém khiến vi khuân dễ xâm nhập và gây bệnh

Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch còn non nớt, các lợi khuẩn trong đường ruột chưa đủ mạnh để bảo vệ cơ thể. Khiến việc phục hồi diễn ra chậm dẫn đến tình trạng bé bị rối loạn tiêu hoá kéo dài. Đặc biệt, bố mẹ cần chú ý trong khoảng từ 6 tháng tuổi. Lúc này con đã bắt đầu bước vào giai đoạn ăn dặm, khi thay đổi các loại sữa cho bé,….

Trong thời gian tập ăn dặm, bé thường bú mẹ ít hơn nên các kháng thể, chất kháng khuẩn mà mẹ truyền cho bắt đầu giảm mạnh. Làm cho hệ miễn dịch của trẻ suy yếu. Phải đến khi 3-4 tuổi thì trẻ mới có thể sản xuất được đủ các kháng thể để giúp cơ thể phòng ngừa bệnh tật.

Thực đơn cho bé chưa hợp lý

thực đơn ăn uống khoa học sẽ giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn

Nhiều trường hợp bé bị đầy bụng, khó tiêu hay dễ buồn nôn sau khi ăn thì bố mẹ cần kiểm tra lại thực đơn dinh dưỡng. Bởi có thể trẻ đang ăn một loại thực phẩm nào đó quá mức, ảnh hưởng không tốt tới hệ tiêu hoá. Đặc biệt, trẻ nhỏ thường thích ăn các đồ ăn ngọt như bánh kẹo, đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ sẽ gây áp lực lên hệ tiêu hoá.

Ngoài ra, trẻ có thể bị rối loạn tiêu hoá do ăn phải thức ăn không đảm bảo vệ sinh. Thực phẩm đã bị ôi thiu hoặc nguồn nước sử dụng bị nhiễm khuẩn nên bố mẹ cần chú ý nhé.

Nguyên nhân do biến chứng từ bệnh lý

Trẻ nhỏ rất dễ mắc phải các bệnh như viêm phế quản, viêm phổi, viêm mũi họng cấp, viêm tai giữa,… Khi mắc một trong các bệnh này, trẻ nhỏ thường có đờm nhưng chưa biết khạc nhổ ra ngoài mà thường nuốt vào trong. Dẫn tới nhiễm khuẩn đường ruột, gây rối loạn tiêu hoá.

Làm sao để biết trẻ bị rối loạn tiêu hoá?

Quan sát trẻ để phát hiện bệnh càng sớm càng tốt

Thông qua các dấu hiệu đặc trưng dưới đây, bố mẹ có thể nhận ra con mình có bị rối loạn tiêu hoá hay không. Để chăm sóc đúng cách tránh để xảy ra tình trạng kéo dài sẽ ảnh hưởng nhiều đến chế độ dinh dưỡng và sự phát triển của trẻ:

  • Nôn trớ: Tình trạng này thường gặp ở trẻ sinh hơn do hệ tiêu hoá chưa được hoàn thiện. Dạ dày của trẻ nằm ngang, sự co thắt tâm vị yếu nên bé dễ nôn trớ. Tình trạng này sẽ hết khi trẻ lớn. Tuy nhiên, nếu dịch nôn có màu xanh hoặc lẫn máu, trẻ nôn trong vòng 1 ngày kèm theo biểu hiện chán ăn, tiêu chảy, táo bón. Thì đây là dấu hiệu con bạn đang bị rối loạn tiêu hoá.
  • Đau bụng, đầy bụng: Tùy theo từng tình trạng bệnh mà trẻ sẽ có biểu hiện đau khác nhau. Trẻ thường đau âm ỉ, có lúc quặn dữ dội nên sẽ quấy khóc liên tục khiến người mệt mỏi, luôn cảm thấy khó chịu.
  • Tiêu chảy: Bố mẹ để ý nếu bé đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân ở dạng lỏng, không thành khuôn kéo dài không quá 2 tuần kèm theo ăn kém, luôn trong tình trạng mệt mỏi. Hoặc đang bình thường bỗng nôn trớ thì có thể con đang gặp tình trạng rối loạn tiêu hoá. Nếu phân có kèm theo máu tươi thì mẹ nên đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.
  • Táo bón: Trẻ có biểu hiện đi ngoài ít, tầm khoảng 2-3 ngày mới đi một lần, phân khô cứng, đóng khuôn. Bé buồn đi cầu nhưng không đi được. Sờ vào bụng thường thấy cứng, bé có cảm giác đau.

Trên đây là những triệu chứng đặc trưng hay gặp ở trẻ bị rối loạn tiêu hóa, bố mẹ cần chú ý để có thể phát hiện và điều trị cho con đúng cách.

Hướng dẫn cách điều trị, chăm sóc khi trẻ bị rối loạn tiêu hoá mà cha mẹ cần nhớ

Để trẻ có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, hạn chế tình trạng rối loạn tiêu hóa. Bố mẹ cần có một chế độ chăm sóc bé riêng biệt. Sau đây là một số cách chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hoá bố mẹ nên tham khảo:

Lựa chọn chế độ ăn hợp lý cho trẻ

Ăn nhiều hoa quả, rau xanh giúp hệ tiêu hóa chịu ít áp lực hơn

Bố mẹ nên nấu chín đồ ăn cho bé, ở dạng mềm như cháo hay súp để dễ tiêu hoá. Nên cho con ăn ngay sau khi vừa nấu xong để thức ăn vẫn còn giữ nguyên được chất dinh dưỡng.

Hãy lựa chọn cho con chế độ ăn nhiều rau xanh, sữa chua, hoa quả,…. Đây là các loại thực phẩm có thể cung cấp vitamin, khoáng chất, acid béo, omega-3 để tăng cường hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng tránh cho con ăn những thực phẩm có nhiều dầu mỡ, nhiều đạm,…

Ngoài ra, bố mẹ phải luôn đảm bảo con uống đủ nước và cho ăn thành nhiều bữa trong ngày. Điều này sẽ giúp con không những tránh bị tình trạng đầy bụng, khó tiêu hóa mà còn hấp thu tốt hơn.

Giữ vệ sinh sạch sẽ giúp hệ tiêu hóa của trẻ khỏe mạnh

Duy trì thói quen vệ sinh sạch sẽ tránh mắc bệnh truyền nhiễm đường tiêu hóa

Bố mẹ nên tạo thói quen cho bé thường xuyên rửa tay sau mỗi lần đi vệ sinh, tiếp xúc với vật nuôi hay sau khi chơi. Hãy thường xuyên lau dọn nhà cửa, vệ sinh sạch sẽ đồ chơi của con để vi khuẩn không có cơ hội tiếp cận. Đặc biệt, người lớn khi bế các bé cũng cần lưu ý rửa tay thật sạch với xà bông diệt khuẩn.

Cho trẻ đi khám nếu tình trạng rối loạn tiêu hóa không suy giảm

Thăm khám chuyên gia nếu có dấu hiệu bệnh nặng hơn

Khi trẻ bị nôn trớ, đầy bụng, tiêu chảy trong một thời gian dài, bố mẹ nên cho bé đến cơ sở y tế gần nhất hoặc đưa con tới các bệnh viện để được chẩn đoán và được điều trị đúng cách kịp thời, đảm bảo an toàn cho con.

Bổ sung men vi sinh để phòng và điều trị rối loạn tiêu hóa

Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa sẽ dẫn đến mất cân bằng hệ vi khuẩn trong đường ruột. Để phòng ngừa, khắc phục tình trạng rối loạn tiêu hóa cho trẻ an toàn và hiệu quả thì bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột là điều cần thiết.

Cho bé sử dụng men vi sinh kết hợp cùng Kẽm Gluconate sẽ giúp tăng cường tiêu hóa, cải thiện nhanh chóng các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa, bé ăn ngon hơn.

Trên đây là những thông tin về rối loạn tiêu hoá ở trẻ mà chúng tôi cung cấp cho bạn. Hy vọng qua bài viết sẽ giúp cho nhiều bố mẹ giải đáp được thắc mắc trẻ bị rối loạn tiêu hoá bao lâu thì khỏi để bớt lo lắng và có thể chăm sóc con mình đúng cách. 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *