𝐂𝐚́𝐭 𝐜𝐚̆𝐧 𝐯𝐚̀ 𝐭𝐚́𝐜 𝐝𝐮̣𝐧𝐠 𝐜𝐮̉𝐚 𝐜𝐚́𝐭 𝐜𝐚̆𝐧 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝐜𝐡𝐮̛̃𝐚 𝐛𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐨̛̉ 𝐧𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢

Cát căn còn có tên gọi khác là Củ sắn dây, Bạch cát, Cam cát căn, Phấn cát. Cát căn là một vị thuốc nam quý cây ở dạng dây leo. Rễ phát triển thành củ to, mập mạp, chắc, nạc và có nhiều bột.

Cát căn có tác dụng gì?

Theo nghiên cứu của y học cổ truyền và y học hiện đại cho thấy, cát căn mang lại rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe người dùng.

Tác dụng của cây cát căn trong Đông y

Trong Đông y, Cát căn có vị ngọt, cay, tính bình và không độc, nước cốt rễ dùng sống thì có tính hàn. Cát căn quy vào kinh Bàng quang, Tỳ, Vị và Phế.

Dược liệu có tác dụng tán nhiệt, giải biểu, tuyên độc, sinh tân dịch, thấu chẩn, thoái nhiệt, chỉ khát, chỉ tả, giải co giật, giải độc rượu, giải cơ và thăng đề Vị khí. Dùng để chủ trị sỏi thời kỳ đầu, tiêu chảy, chứng biểu nhiệt, đau trước trán, gáy đau vai cứng, tà ở kinh dương minh, lưng sau cứng…

Tác dụng của cây cát căn trong y học hiện đại

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại cho thấy cắt căn mang lại một số tác dụng như là:

+ Cát căn giúp làm tăng lưu lượng máu trong động mạch vành và não ở những người bị xơ vữa động mạch.

+ Nước sắc dược liệu có thể giúp ngăn chặn sự tiến triển của bệnh huyết áp cao (58%) và giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh (33%).

+ Dùng phối hợp nước sắc dược liệu kèm theo với vitamin B có thể hỗ trợ điều trị tình trạng bị điếc đột ngột.

+ Dược liệu còn có tác dụng tiêu viêm, giãn co thắt cơ, thu liễm.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *