𝐇𝐔𝐘𝐄̂̀𝐍 𝐒𝐀̂𝐌 – 𝐕𝐈̣ 𝐓𝐇𝐔𝐎̂́𝐂 𝐐𝐔𝐘́ 𝐓𝐇𝐀𝐍𝐇 𝐍𝐇𝐈𝐄̣̂𝐓, 𝐍𝐇𝐔𝐀̣̂𝐍 𝐓𝐑𝐀̀𝐍𝐆, 𝐓𝐇𝐎̂𝐍𝐆 𝐓𝐀́𝐎, 𝐆𝐈𝐀̉𝐌 𝐓𝐀́𝐎 𝐁𝐎́𝐍
Huyền sâm hay còn gọi là hắc sâm ,họ hoa mõm sói, đều chỉ một cây thuốc, cho một vị thuốc là rễ của nó có màu đen từ ngoài vào trong, có tác dụng thanh nhiệt giải độc.
𝑷𝒉𝒂̂𝒏 𝒍𝒐𝒂̣𝒊 𝒉𝒖𝒚𝒆̂̀𝒏 𝒔𝒂̂𝒎
Hiện nay có 2 loại huyền sâm chính thống là quảng huyền sâm và thổ huyền sâm. Ngoài ra còn có loại khác là dã huyền sâm, chỉ loại huyền sâm mọc hoang trong tự nhiên.
𝑸𝒖𝒂̉𝒏𝒈 𝒉𝒖𝒚𝒆̂̀𝒏 𝒔𝒂̂𝒎 là cây thân cỏ sinh sống lâu năm. Thân cây non và mặt sau lá có lông ngắn bao phủ, thân cây vuông, cao khoảng 1,5m, lá dày hơn và có cuống rộng hơn thổ huyền sâm.
𝑫𝒂̃ 𝒉𝒖𝒚𝒆̂̀𝒏 𝒔𝒂̂𝒎 có đặc điểm sinh thái khá giống với quảng huyền sâm. Tuy nhiên lá cây có mặt phẳng nhẵn, đuôi nhọn nhỏ, thân không có lông, hoa dài nhỏ, tràng có màu vàng hơi xanh nhạt, củ nhỏ gầy gò. Cây thường được tìm thấy ở khu vực Đông Bắc của tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc).
𝑻𝒂́𝒄 𝒅𝒖̣𝒏𝒈 𝒄𝒖̉𝒂 𝑯𝒖𝒚𝒆̂̀𝒏 𝒔𝒂̂𝒎
𝑻𝒉𝒆𝒐 𝒚 𝒉𝒐̣𝒄 𝒄𝒐̂̉ 𝒕𝒓𝒖𝒚𝒆̂̀𝒏
Y học cổ truyền cho rằng, huyền sâm là vị thuốc có tính mát, vị ngọt, đắng, quy vào kinh Phế, Thận. Các tác dụng của huyền sâm có thể kể đến như nhuận táo, hoạt trường, lương huyết giải độc, sinh tân, tư âm giáng hỏa. Nhìn chung huyền sâm giúp bồi bổ phần âm và làm mát cơ thể, điều trị chứng táo bón, nổi mụn nhọt, bốc hỏa, nóng trong người, phát ban…
Ngoài ra, huyền sâm cũng có công dụng điều trị lở miệng lưỡi, viêm họng, sốt nóng về chiều, sốt cao… Đặc biệt là tác dụng tán kết, nhuyễn kiên giúp làm mềm các khối u rắn trong cơ thể.
𝑻𝒉𝒆𝒐 𝒚 𝒉𝒐̣𝒄 𝒉𝒊𝒆̣̂𝒏 đ𝒂̣𝒊
Những thành phần hóa học có trong huyền sâm đã được chứng minh là có nhiều đặc tính dược lý như kháng ung thư, chống oxy hóa, chống viêm, tác động đến gan, hệ thần kinh và hệ tim mạch.
Ngoài ra, vị thuốc huyền sâm còn có khả năng chống lại nhiều loại vi khuẩn gây các bệnh về da và có công dụng an thần.