𝐇𝐨 𝐊𝐞́𝐨 𝐃𝐚̀𝐢 𝐂𝐨́ 𝐍𝐠𝐮𝐲 𝐇𝐢𝐞̂̉𝐦 𝐊𝐡𝐨̂𝐧𝐠? Đ𝐢𝐞̂̀𝐮 𝐓𝐫𝐢̣ 𝐓𝐡𝐞̂́ 𝐍𝐚̀𝐨 𝐂𝐡𝐨 𝐇𝐢𝐞̣̂𝐮 𝐐𝐮𝐚̉?
Ho tuy đơn giản, nhưng bạn cũng không nên chủ quan, tránh để tình trạng ho kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Vậy ho kéo dài có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Ho kéo dài – Nguyên nhân là gì?
Ho kéo dài là triệu chứng thường gặp, đặc biệt trong những ngày thời tiết giao mùa. Ho kéo dài do rất nhiều nguyên nhân, và nó khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Ho chỉ khỏi khi được điều trị đúng nguyên nhân.
Ho kéo dài có thể do nhiều nguyên nhân, không chỉ do phổi mà còn có thể do những bệnh lý ngoài phổi khác. Một số nguyên nhân như:
– Thời gian ho kéo dài từ 3 – 8 tuần, được gọi là ho cấp tính. Nguyên nhân chủ yếu là do đường hô hấp bị nhiễm khuẩn, do virus, vi khuẩn xâm nhập, tấn công hay viêm phế quản, viêm xoang, …
– Thời gian ho trên 8 tuần, được gọi là ho mãn tính. Nguyên nhân có thể do trào ngược dạ dày thực quản, hen phế quản.
Nguyên nhân ho kéo dài là gì?
Ho kéo dài có nguy hiểm không?
Câu hỏi mà nhiều người quan tâm khi nhắc đến ho kéo dài là “Ho kéo dài có nguy hiểm không?”
Tình trạng ho kéo dài có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh:
– Ho nhiều khiến giấc ngủ bị gián đoạn, giấc ngủ chập chờn, cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi.
– Ho nhiều có thể gây đau họng, rát họng, tức ngực
Ngoài ra, ho kéo dài có thể là triệu chứng của một số bệnh lý nguy hiểm, có thể kể đến như:
Viêm phổi
Là tình trạng phế nang trong phổi bị viêm do một vài nguyên nhân. Viêm phổi có thể xuất hiện ở bất kỳ ở lứa tuổi nào cũng như ở bất kỳ giới tính nào. Bên cạnh ho kéo dài, một số triệu chứng mắc kèm như: mệt mỏi, suy nhược, tức ngực, khó thở, … Viêm phổi ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người bị nhiễm, vì vậy cần có những biện pháp phòng tránh hiệu quả.
Ung thư phổi
Là loại ung thư thường gặp và có xu hướng ngày càng gia tăng. Người bị ung thư phổi thường bị ho kéo dài kèm dịch nhầy màu đỏ nâu hoặc hồng, tức ngực, khó thở, …
Bệnh thường gặp ở những người hút thuốc lá lâu năm, người hút thuốc lá thụ động cũng bị ảnh hưởng như người hút. Theo thống kê, khoảng 85% các trường hợp liên quan đến hút thuốc lá.
Bệnh viêm phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)
Đây là căn bệnh phổ biến, đặc trưng bởi sự giới hạn về luồng khí thở, gây ra do hít phải khí độc hại như khói thuốc lá.
Căn bệnh này được chia thành 2 loại là viêm phế quản mãn tính và khí phế thũng. Người bệnh có thể mắc một hoặc cả hai dạng này.
Bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn thường sẽ có tình trạng ho dai dẳng, khó thở, tức ngực, thở khò khè, cơn ho xuất hiện nhiều vào buổi sáng.
Viêm phổi tắc nghẽn mạn tính gây ho kéo dài
Lao phổi
Trong những bệnh lý gây ho kéo dài, Lao phổi là bệnh lý nguy hiểm nhất và có thể lây lan qua không khí.
Vi khuẩn lao có thể lan ra khắp cơ thể, do đó bệnh cần được phát hiện và điều trị kịp thời.
Bệnh khởi phát với triệu chứng: ho kéo dài, tức ngực, khó thở, mệt mỏi, suy nhược cơ thể, kèm theo sốt nhẹ về chiều, kém ăn, …
Hen phế quản
Ho kéo dài cũng là triệu chứng của hen phế quản. Đây là một bệnh đặc trưng bởi tình trạng viêm đường dẫn khí. Ho hen thường kèm theo tức ngực, thở khò khè, đôi lúc tình trạng nặng hơn vào ban đêm hoặc sau khi tập thể dục.
Những cơn ho do hen thường xuất hiện theo mùa hoặc khi người bệnh tiếp xúc với các yếu tố gây kích ứng: bụi bẩn, phấn hoa, lông thú,…
Hen phế quản không thể chữa khỏi nhưng triệu chứng của nó có thể được cải thiện bởi sự tuân thủ của người bệnh.
Hen phế quản gây ho kéo dài
Phương pháp điều trị ho kéo dài
Khi tình trạng ho kéo dài không khỏi, bạn cần có những phương pháp điều trị kịp thời, tránh để các biến chứng xấu ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
Có nhiều phương pháp điều trị ho khác nhau mà bạn có thể áp dụng phụ thuộc vào từng thể trạng bệnh.
Thuốc tân dược có thể lại một lựa chọn không tồi cho bạn. Nó có thể nhanh chóng đẩy lùi những cơn ho khiến bạn khổ sở cùng những triệu chứng mắc kèm. Hay sử dụng các mẹo dân gian để cải thiện triệu chứng ho tại nhà cũng là một biện pháp được nhiều người ưa chuộng. Những mẹo dân gian không những dễ thực hiện, an toàn mà nguyên liệu để thực hiện dễ dàng kiếm được trong cuộc sống ngày.
Nếu bạn lo lắng tác dụng phụ của thuốc tân dược hay phải tốn thời gian làm những mẹo từ dân gian thì Siro Despan của Desmol với thành phần hoàn toàn từ thảo dược là lựa chọn lý tưởng dành cho bạn.
Cách phòng ngừa ho hiệu quả
Bên cạnh việc sử dụng thuốc người bệnh nên “bỏ túi” cho mình những biện pháp phòng ngừa ho kéo dài dưới đây:
– Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là cổ họng, lòng bàn tay, lòng bàn chân vào những ngày thời tiết thất thường.
– Súc họng, rửa mũi bằng nước muối sinh lý hàng ngày để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh.
Súc họng nước muối giúp cải thiện ho kéo dài
– Sử dụng khẩu trang khi đi ra ngoài, khi tiếp xúc với khói bụi, chất độc hại.
– Chế độ dinh dưỡng khoa học kết hợp với việc tập thể dục để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể
Mong rằng những thông tin hữu ích phía trên giúp bạn có những lựa chọn hợp lý để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình một cách tốt nhất.