𝐃𝐚̣ 𝐜𝐚̂̉𝐦 – 𝐊𝐡𝐚̆́𝐜 𝐭𝐢𝐧𝐡 𝐜𝐮̉𝐚 𝐧𝐡𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐜𝐨̛𝐧 đ𝐚𝐮 𝐝𝐚̣ 𝐝𝐚̀𝐲 𝐯𝐚̀ 𝐯𝐢𝐞̂𝐦 𝐥𝐨𝐞́𝐭 𝐦𝐢𝐞̣̂𝐧𝐠

Từ lâu, người dân tộc đã sử dụng Dạ cẩm như một thứ lá cây chữa viêm loét lưỡi họng hiệu quả. Do đó nó còn có cái tên là cây “Loét miệng”. Dựa trên kinh nghiệm đó, năm 1962 bệnh viện Lạng Sơn đã thử nghiệm đưa cây này vào chữa những cơn đau do viêm loét dạ dày và thấy hiệu quả rất rõ.

Đ𝒂̣̆𝒄 đ𝒊𝒆̂̉𝒎 𝒄𝒂̂𝒚 𝑫𝒂̣ 𝒄𝒂̂̉𝒎

Dạ cẩm còn có những tên khác như: loét mồm, đất lượt, đứt lướt, chạm khẩu cắm, thuộc họ Cà phê. Đây là một loại cây bụi trườn, thường mượn cây khác để cuốn vào. Thân cây già sần sùi, màu xám mốc, không có lông. Thân non màu xanh hay tím, có lông đứng. Có nhiều đốt, mấu to.

Lá Dạ cẩm là dạng lá đơn, mọc đối nhau. Hoa Dạ cẩm hình sim, mỗi sim có 6 – 12 hoa tụ lại thành hình cầu ở đầu cành hay kẽ lá. Hoa có màu trắng hoặc trắng vàng. Quả nang, tròn, vỏ có nốt sần nhỏ, cuống dưới 1mm, khi khô nứt vách rồi chẻ ô. Có nhiều hạt nhỏ nâu đen, có góc cạnh.

Người ta thường nhầm lẫn Dạ cẩm có 2 loại thân tím và xanh. Nhưng thực tế trên cùng một cây xuất hiện 2 màu tím và xanh thay đổi theo mùa trong năm, chứ không phải 2 loại Dạ cẩm.

𝑪𝒐̂𝒏𝒈 𝒅𝒖̣𝒏𝒈 𝒄𝒖̉𝒂 𝑫𝒂̣ 𝒄𝒂̂̉𝒎

Dạ cẩm có vị ngọt hơi đắng, tính bình. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm dịu cơn đau, tiêu viêm, lợi tiểu. Nó thường được người ta sử dụng để chữa:

+ Những cơn đau do viêm loét dạ dày, bao gồm cả các biểu hiện ợ hơi, ợ chua, khó tiêu, đầy bụng,… do viêm loét dạ dày mang lại.

+ Chữa lở lưỡi, loét miệng, làm mau lành các vết thương, giúp chóng lên da non.

+ Phối hợp với cỏ Bạc đầu, lá răng cưa giã đắp trị đau mắt.

+ Phối hợp với vỏ Đỗ trọng nam chữa bong gân.

Để sử dụng Dạ cẩm, người ta có thể dùng tươi, phơi khô sắc nước uống. Hoặc trên thị trường cũng đã có chế phẩm cao Dạ cẩm hay cốm Dạ cẩm, sử dụng khá hiệu quả.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *